6 Cách Cháo Củ Đậu Cho Bé Ăn Dặm Bỏ Dưỡng, Ngon Miệng

Đậu được biết đến là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho sức khỏe. Bổ sung đậu cho bé ăn dặm sẽ giúp bé phát triển tốt. Đồng thời giúp bé yêu nhà bạn có hệ tiêu hóa tốt hơn. Bài viết sau của Newway Mart sẽ hướng dẫn mẹ cách nấu các món cháo củ đậu cho bé ăn dặm vừa ngon mà lại khiến bé mê tít.

1. Điểm danh các loại đậu tốt cho sức khỏe

Rất nhiều loại đậu tốt cho sức khỏe của bé phải kể đến như:

1.1. Đậu đen

Đậu đen có chỉ số đường huyết thấp

Đây là nguồn cung cấp chất xơ, protein và folate rất tuyệt vời. Người Mexico và Brazil thường sử dụng đậu đen trong các món ăn của họ. Đậu đen có chỉ số đường huyết thấp hơn so với những loại thực phẩm khác. Ăn đậu đen hoặc uống nước đậu đen có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giảm cân lại cực hiệu quả.

1.2. Đậu xanh

Đậu xanh có tác dụng giảm cân

Nếu chọn đâu là loại đậu tốt cho sức khỏe của chúng ta thì đây là cái tên không thể vắng mặt trong danh sách đó. Đậu xanh cũng được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Sở dĩ là vì đậu xanh rất giàu protein thực vật, chất xơ cùng nhiều chất chống oxy hóa. Đậu xanh thường được dùng nấu các món súp hoặc nghiền ra để làm món rán. Trong đậu xanh chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Vì vậy, ăn đậu xanh giúp tạo cho bạn cảm giác no lâu và hạn chế sự thèm ăn. Vì vậy, sử dụng đậu xanh có tác dụng giảm cân hiệu quả.

1.3. Đậu nành

Đậu nành được biết đến là một trong những loại đậu được tiêu thụ phổ biến ở châu Á. Nó có thể được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau: đậu phụ, sữa đậu nành hoặc bột đậu nành. Đậu nành chứa nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: tốt cho tim mạch hoặc ngăn ngừa béo phì. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ đậu nành và isoflavone của chúng đều có tác dụng trong việc làm giảm nguy cơ ung thư. Đồng thời giảm mất mật độ xương trong thời kỳ mãn kinh.

1.4. Đậu đỏ

Hàm lượng chất xơ cao

Tương tự như những loại đậu khác, đậu đỏ có chứa nhiều protein cùng chất xơ. Hàm lượng chất xơ cao có trong đậu đỏ giúp ổn định cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng kali có trong đậu đỏ giúp cho quá trình lưu thông máu dễ dàng và ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong đậu đỏ có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch. Chống lại một số bệnh lý nguy hiểm cũng như kháng viêm hiệu quả.

1.5. Đậu Hà Lan

Cháo củ đậu cho bé ăn dặm

Đậu Hà Lan là cái tên tiêu biểu trong top các loại đậu tốt cho sức khỏe. Tương tự với những loại đậu khác, đậu hà lan dồi dào protein và chất xơ. Trong đậu hà lan có chứa hàm lượng chất xơ cao có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường bột trong cơ thể. Từ đó hỗ trợ kiểm soát ổn định lượng đường trong máu. Tăng cảm giác no lâu và hạn chế được cơn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đậu Hà Lan có chứa hàm lượng coumestrol. Đây là chất dinh dưỡng giữ vai trò chống lại bệnh ung thư dạ dày.

Thêm vào đó, đậu hà lan còn có tác dụng hỗ trợ gia tăng những vi khuẩn có lợi cho đường ruột: Lactobacilli và Bifidobacteria,… Từ đó nhằm giúp cho sức khỏe đường ruột cũng được cải thiện tốt hơn.

2. Tham khảo 6 cách nấu cháo củ đậu cho bé ăn dặm

Bỏ túi những cách nấu cháo củ đậu cho bé ăn dặm sẽ góp phần mẹ bớt đau đầu khi phải nghĩ nên cho bé ăn gì. Có rất nhiều cách nấu cháo củ đậu cho bé mẹ có thể tham khảo như sau:

2.1. Cháo đậu đỏ kết hợp bí xanh cho bé ăn dặm

Cháo củ đậu cho bé ăn dặm bí xanh

Cháo củ đậu cho bé ăn dặm bí xanh và đậu đỏ là món ăn dành cho bé 6 tháng. Món ăn này ngoài có mùi vị thơm ngon còn vô cùng bổ dưỡng. Món cháo củ đậu cho bé ăn dặm này sẽ cung cấp một lượng lớn protein, chất xơ, vitamin (như A, D, E,…) cùng những khoáng chất cần thiết. Mẹ còn chần chừ gì nữa mà không cùng bắt tay vào làm ngay món ngon này.

Chuẩn bị

50g gạo tẻ (ước chừng khoảng 2 muỗng gạo)

30g bí xanh (ước chừng khoảng 1 miếng bí nhỏ)

15 – 20 hạt đậu đỏ

5ml dầu oliu (ước chừng khoảng 1 thìa cà phê)

Dụng cụ: Nồi cơm điện hoặc nồi áp suất, thớt, bát, thìa,…

Sơ chế nguyên liệu:

  • Đầu tiên, mẹ hãy vo thật sạch gạo trước khi nấu.
  • Bí xanh đem gọt vỏ, bỏ ruột và rửa sạch.
  • Ngâm đậu đỏ trong nước muối trong khoảng 5 – 7 phút để làm tăng giá trị dinh dưỡng. Giảm lượng acid phytic và tanin. Sau đó rửa lại thật sạch đậu để không còn vỏ.

Cách chế biến

  • Bước 1: Cho 50g gạo cùng với 600ml nước và đun trong nồi áp suất hoặc nồi cơm điện cho tới khi hạt gạo nở bung. Để đảm bảo cho bé tiêu hóa tốt thì mẹ nên ninh kỹ trong khoảng 1 – 2 tiếng.
  • Bước 2: Hấp bí xanh và đậu đỏ trong khoảng 20 phút rồi xay nhuyễn hoặc tán đều hỗn hợp.
  • Bước 3: Khi cháo đã chín nhừ, mẹ cho phần hỗn hợp đã xay vào nồi và khuấy đều.
  • Bước 4: Thêm vào nồi cháo một chút dầu oliu. Sau đó khuấy đều rồi múc ra bát và đợi cho cháo nguội 3 – 5 phút là mẹ có thể cho bé thưởng thức ngay thôi.  

Món cháo củ đậu cho bé ăn dặm này làm rất đơn giản mà hương vị lại thơm ngon và bổ dưỡng.

2.2. Cháo khoai tây và đậu xanh cho bé ăn dặm

Cháo củ đậu cho bé ăn dặm kết hợp với 2 nguyên liệu đậu xanh và khoai tây là một trong những món ăn tủ của bé. Với sự kết hợp hài hoà giữa khoai tây và đậu xanh đã tạo nên một mùi vị thơm ngon, ngọt dịu nhưng cũng rất thanh mát. Các chất oxi hoá mạnh trong đậu xanh như flavonoid, axit phenolic, axit caffeic hay axit cinnamic… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Món cháo củ đậu cho bé ăn dặm này hứa hẹn là lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn cho bé từ tháng thứ 6.

Chuẩn bị

50g gạo tẻ (ước chừng khoảng 2 muỗng canh).

80g khoai tây (ước chừng khoảng 1 củ khoai nhỏ).

50g đậu xanh đã bóc vỏ (ước chừng khoảng 2 muỗng canh đầy).

5ml dầu oliu (ước chừng khoảng 1 thìa cà phê).

Dụng cụ: Nồi cơm điện hoặc nồi áp suất, thớt, bát, thìa,…

Sơ chế nguyên liệu

  • Đầu tiên mẹ hãy đem gạo và đậu xanh trộn chung, vo và đãi thật kỹ. Sau đó, ngâm từ 4 – 6 giờ trong nước để đậu và gạo nở mềm. Khi nấu chúng cũng nhanh chín. Để đậu và gạo ra ngoài cho ráo nước.
  • Khoai tây mẹ đem gọt vỏ sau đó rửa sạch và đem cắt từng miếng nhỏ.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Cho 1 – 1,2l nước vào nồi và đun hỗn hợp gạo và đậu xanh đã ngâm cho đến khi hạt gạo nở bung và đậu xanh chín mềm. Ninh kỹ gạo và đậu xanh  khoảng 1 – 2 tiếng là được.
  • Bước 2: Khi cháo đã chín nhừ thì mẹ cho thêm phần khoai tây đã được cắt nhỏ vào rồi khuấy đều. Tiếp tục đun cho đến khi khoai tây chín nhừ và hòa quyện cùng cháo.
  • Bước 3: Tắt bếp và cho thêm một chút dầu oliu vào khuấy đều sau đó múc ra bát. Đợi cho cháo nguội 3 – 5 phút là hoàn thành món cháo củ đậu cho bé ăn dặm ngon tuyệt rồi.

2.3. Cháo khoai tây và đậu Hà Lan cho bé ăn dặm

Cháo khoai tây kết hợp cùng với đậu Hà Lan

Cháo khoai tây kết hợp cùng với đậu Hà Lan rất thơm ngon, bổ dưỡng. Món ăn này có sự ngậy béo đến từ khoai tây kết hợp với vị ngọt thanh của đậu Hà Lan. Đây hứa hẹn sẽ là món ăn khiến bé yêu nhà bạn thích mê. Đặc biệt, trong đậu Hà Lan còn chứa hàm lượng Folate cao giúp đảm bảo lượng hồng cầu. Đồng thời, có tác dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu cực kỳ tốt cho bé. Vì vậy, mẹ còn chần chừ gì mà không vào bếp trổ tài làm ngay nào.

Chuẩn bị

  • 50g gạo tẻ (ước chừng khoảng 2 muỗng gạo đầy).
  • 80g khoai tây (ước chừng khoảng 1 củ khoai tây nhỏ).
  • 20g đậu hà lan (ước chừng khoảng 1 muỗng canh).
  • 20ml sữa (ước chừng khoảng 1 muỗng canh).
  • 5ml dầu oliu (ước chừng khoảng 1 thìa cà phê dầu).
  • Dụng cụ: Nồi cơm điện hoặc nồi áp suất, nồi hấp hoặc xửng hấp, bát, dao, thớt, thìa,…

Sơ chế nguyên liệu

  • Đầu tiên mẹ hãy vo sạch gạo trước khi nấu.
  • Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ và cắt thành hạt lựu.
  • Nếu đậu hà lan mua về đã được tách hạt thì mẹ chỉ cần rửa sạch hạt 2 lần với nước và để ráo. Nếu nó chưa tách hạt thì mẹ dùng dao để tách đôi lớp vỏ và lấy hạt đậu rồi rửa sơ với nước, để ráo.
  • Pha nửa muỗng sữa công thức trong 20ml nước ấm nhiệt độ 40 – 60 độ C.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Đong 50g gạo cùng với 600ml nước để đun trong nồi áp suất hoặc nồi cơm điện cho đến khi hạt gạo nở bung. Mẹ ninh kỹ trong thời gian từ 1 – 2 tiếng.
  • Bước 2: Cho khoai tây và đậu Hà Lan vào nồi hấp chín trong vòng 30 phút sau đó rây và tán nhuyễn chúng.
  • Bước 3: Trộn đều khoai tây, đậu Hà Lan cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bước 4: Khi thấy cháo đã mịn, mẹ từ từ cho thêm hỗn hợp vào rồi khuấy thật đều tay.
  • Bước 5: Tắt bếp và cho thêm một chút dầu oliu. Đợi cho cháo nguội 3 – 5 phút và múc ra bát là mẹ có thể cho bé thưởng thức.

2.4. Cháo bí đỏ và đậu xanh cho bé ăn dặm

Món cháo củ đậu cho bé ăn dặm

Món cháo củ đậu cho bé ăn dặm đến từ bí đỏ và đậu xanh có hương vị lôi cuốn, ngọt thơm. Nó có sự kết hợp giữa vị béo ngậy từ bí đỏ và đậu xanh khiến bé yêu cực mê. Đặc biệt, bí đỏ lại chứa lượng lớn beta carotene, lutein cùng zeaxanthin. Những thành phần này có tác dụng chống oxy hóa. Đồng thời ngăn ngừa đục thủy tinh thể và giúp bé sáng mắt hơn. Món ăn này hứa hẹn là món ăn cực hữu ích trong thực đơn ăn dặm từ tháng thứ 6 của bé mà mẹ nên tham khảo.

Chuẩn bị:

  • 60g gạo tẻ (ước chừng khoảng 3 muỗng canh).
  • 50g đậu xanh đã bóc vỏ (ước chừng khoảng 2 muỗng canh đầy).
  • 50g bí đỏ (ước chừng khoảng một miếng).
  • 5ml dầu oliu (ước chừng khoảng 1 thìa cà phê).
  • Dụng cụ: Nồi cơm điện hoặc nồi áp suất, bát, thìa,…

Sơ chế nguyên liệu

  • Đầu tiên, mẹ gọt bỏ vỏ bí đỏ, bỏ ruột và rửa sạch. Sau đó, đem cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Gạo và đậu xanh đem trộn chung với nhau, sau đó vo và đãi kỹ. Ngâm trong vòng 4 – 6 giờ trong nước để giúp đậu và gạo nở và nhanh chín.

Cách chế biến

  • Bước 1: Cho gạo và đậu xanh đã ngâm vào cùng với 1,2l nước. Đun trong nồi áp suất hoặc nồi cơm điện đến khi gạo nở bung và đậu xanh chín mềm. Nên ninh kỹ trong khoảng 1 – 2 tiếng.
  • Bước 2: Khi cháo đã chín nhừ thì cho thêm phần bí đỏ đã cắt nhỏ vào rồi khuấy đều. Tiếp tục nấu cho tới khi bí đỏ chín mềm hoà quyện cùng cháo.
  • Bước 3: Tắt bếp và cho thêm vào nồi một chút dầu oliu. Khuấy đều và múc ra bát. Đợi cho cháo nguội 3 – 5 phút là có ngay món cháo củ đậu cho bé ăn dặm ngon tuyệt cho bé rồi.

2.5. Cháo cho bé ăn dặm từ khoai lang và đậu đen

Cháo cho bé ăn dặm từ khoai lang và đậu đen không chỉ ngon mà còn cực kỳ bổ dưỡng. Món cháo củ đậu cho bé ăn dặm này sẽ giúp mẹ an tâm về hàm lượng dinh dưỡng dành cho bé từ 6 tháng. Nó có chứa đầy đủ chất xơ, khoáng chất cùng các vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé yêu.

Chuẩn bị

  • 50g gạo tẻ (ước chừng khoảng 2 muỗng canh).
  • 60g khoai lang (ước chừng khoảng 1 củ nhỏ).
  • 20g đậu đen (ước chừng khoảng 1 muỗng canh)
  • 40ml sữa mẹ hoặc sữa công thức (ước chừng khoảng 2 muỗng canh).
  • 5ml dầu oliu.
  • Dụng cụ: Nồi cơm điện hoặc nồi áp suất, nồi hấp/xửng hấp, bát, thìa,..

Sơ chế nguyên liệu:

  • Đầu tiên, mẹ đem vo sạch gạo trước khi nấu.
  • Rửa sạch khoai lang, nạo bỏ vỏ và cắt thành khúc nhỏ.
  • Rửa sạch đậu đen rồi vớt ra rổ để ráo.
  • Pha thêm một muỗng sữa công thức đầy trong 40ml nước ấm từ 40 – 60 độ C.

Cách chế biến

  • Bước 1: Đong 50g gạo cùng với 600ml nước và đun trong nồi áp suất hoặc nồi cơm điện cho đến khi hạt gạo nở bung. Nên ninh gạo trong khoảng 1 – 2 tiếng.
  • Bước 2: Khoai lang và đậu đen sau khi đã được rửa sạch thì đem hấp trong khoảng 30 phút cho chín nhừ. Sau đó tán và rây nhuyễn để loại bỏ vỏ của đậu cùng xơ khoai.
  • Bước 3: Trộn đều khoai lang và đậu đen cùng với sữa mẹ hoặc sữa công thức để tạo thành hỗn hợp.
  • Bước 4: Cho phần khoai lang đậu cùng với sữa đã trộn khi cháo sánh mịn vào nồi sau đó khuấy thật đều tay.
  • Bước 5: Thêm vào đó một chút dầu oliu và khuấy đều rồi múc ra bát. Chờ cho cháo nguội 3 – 5 phút là mẹ đã có món cháo ngon tuyệt cho bé rồi.

2.6. Cháo rau củ và bí đỏ cho bé ăn dặm

Cháo củ đậu cho bé ăn dặm từ các loại rau củ và bí đỏ không chỉ khiến bé thích mê mà còn giàu dinh dưỡng. Trong món ăn này có chứa hàm lượng chất xơ, khoáng chất cùng vitamin cao. Giúp bé phát triển lớn khôn. Món cháo củ đậu cho bé ăn dặm này cực phù hợp với bé từ 6 tháng.

 Chuẩn bị

  • 50g gạo tẻ (ước chừng khoảng 2 muỗng canh).
  • 50g bí đỏ (ước chừng khoảng 1 miếng nhỏ).
  • 20g quả su su (ước chừng khoảng ¼ quả).
  • 20g củ cải (ước chừng khoảng  ¼ củ).
  • 10g cà rốt (một miếng nhỏ).
  • 5ml dầu oliu (ước chừng khoảng 1 thìa cà phê).
  • Dụng cụ: Nồi cơm điện hoặc nồi áp suất, nồi hấp hoặc xửng hấp, bát, thìa,…

Sơ chế nguyên liệu:

  • Đầu tiên, mẹ hãy vo sạch gạo trước khi nấu.
  • Bí đỏ, su su, củ cải, cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch và cắt hạt lựu.

Cách chế biến

  • Bước 1: Đong 50g gạo cùng 600ml nước đun trong nồi áp suất hoặc nồi cơm điện cho đến khi hạt gạo nở bung. Nên ninh kỹ khoảng 1 – 2 tiếng.
  • Bước 2: Bí đỏ, su su, củ cải và cà rốt đã sơ chế thì mẹ đem hấp 15 – 20 phút sau đó xay nhuyễn hoặc tán nhỏ.
  • Bước 3: Khi cháo đã chín nhừ, cho tiếp phần hỗn hợp rau củ vừa rồi vào nồi và khuấy thật đều tay nhé.
  • Bước 4: Thêm một chút dầu oliu vào và khuấy đều rồi múc ra bát. Để cháo nguội và cho bé yêu thưởng thức ngay thôi.

3. Những lưu ý khi chế biến cháo củ đậu cho bé ăn dặm

Chế biến cháo củ đậu

Khi chế biến cháo củ đậu cho bé ăn dặm mẹ cần lưu ý một số điều sau:

3.1. Cách chế biến

Rau củ kết hợp nên hầm kỹ hoặc nghiền nhuyễn: Khi cho rau củ hoặc đậu vào cháo thì mẹ nên được ninh nhừ hoặc nghiền nhuyễn. Nghiền kỹ sẽ giúp cháo không còn xơ khi chế biến và tránh gây hóc cho bé mẹ nhé.

Thêm dầu ăn vào cháo cho bé ăn dặm giúp con hấp thụ vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, E, K). Mẹ có thể bổ sung 1 – 2 thìa dầu ăn dành riêng cho bé.

Hạn chế cho bé ăn muối: Thời điểm cho bé ăn dặm chức năng lọc của thận đang còn non nớt. Nếu mẹ sử dụng muối quá nhiều sẽ khiến lượng muối trong máu cao. Đồng thời chúng sẽ lắng đọng tại thận và làm gia tăng nguy cơ gây rối loạn chuyển hoá. Đó là nguyên nhân gây sỏi thận, tăng huyết áp hoặc loãng xương,…

3.2. Xác định lượng cháo nên nấu trong bữa

Mẹ nên xác định khả năng ăn của con và nấu một lượng cháo vừa đủ trong một bữa. Không nên nấu quá nhiều chá, hoặc dự trữ trong tủ lạnh để hâm đi hâm lại nhiều lần. Điều này dễ làm cho thực phẩm mất đi dưỡng chất. Đặc biệt nếu giã đông không đúng cách sẽ khiến các vi khuẩn xâm nhập. Từ đó, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

3.3. Đảm bảo vệ sinh khi chế biến

Trước khi chế biến, mẹ nên chú ý vệ sinh dụng cụ nấu ăn để loại bỏ mầm bệnh. Đặc biệt, phân biệt dao thớt dùng để cắt thịt và cắt rau củ để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Những thông tin được Newway Mart chia sẻ về cách nấu cháo củ đậu cho bé ăn dặm hứa hẹn sẽ rất có ích. Hy vọng, với những chia sẻ trên, mẹ có thể lựa chọn và nấu cho bé yêu nhà mình những món ăn ngon miệng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *